Kinh Nghiệm Du Lịch Cồn Phụng Bến Tre
Kinh Nghiệm Du Lịch Cồn Phụng Bến Tre

Khu du lịch Cồn Phụng được bình chọn là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích rộng hơn 30.000m2. Cồn Phụng Bến Tre nằm trong thế “tứ linh”, thuộc 4 cồn nổi trên sông Tiền, là nơi rất thích hợp để bạn xuống du lịch Bến Tre trong vòng một ngày.

Bài viết gốc: https://dulichsinhthaimientay.com/khu-du-lich-con-phung/

Kinh Nghiệm Du Lịch Cồn Phụng Bến Tre

Ý nghĩa tên Cồn Phụng

Cồn Phụng (Cù Lao Phụng) còn có tên là cồn Tân Vinh. Cồn Phụng Bến Tre lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha. Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật vào hồi đầu thế kỉ XX. Khi công trình này đang xây dựng, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là Cồn Phụng. Ngoài ra, sở dĩ nó còn có tên gọi khác là cù lao Đạo Dừa là do ông Nguyễn Thành Nam khi đến đây xây chùa Nam Quốc Phật, đã thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương mang lại hòa bình, sống bằng hoa trái.

Điểm nổi bật khu du lịch Cồn Phụng

Hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra trên Cồn Phụng. Đặc biệt, Cù Lao Phụng là nơi tiên phong khai thác thân cây dừa, ban đầu chỉ là hàng gia dụng rồi tiến tới hình thành một làng nghề mỹ nghệ dừa và sau đó lan rộng cả tỉnh Bến Tre. 

Khởi công vào tháng 8 năm 2015, dự kiến Bảo tàng dừa Bến Tre được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2016, toàn bộ nguyên vật liệu dùng để xây dựng bảo tàng đều được làm từ cây dừa – một giống cây trồng đã tạo nên thương hiệu của vùng đất và con người Bến Tre.

Bảo tàng Dừa - Khu du lịch Cồn Phụng. Ảnh: MienTayCoGi.com

Một điểm mà du khách không thể bỏ qua là tham quan khu di tích Đạo Dừa trên diện tích khoảng 1.500m². Hiện di tích này được bảo tồn nguyên kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa – Nguyễn Thành Nam (1909-1990) với khu sân có 9 con rồng; tháp Hòa Bình (cửu trùng đài), nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo. Tòa tháp có kiến trúc huyền bí bằng những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén và một đỉnh lớn cao chót vót. Trong nhà trưng bày của ông Đạo Dừa còn ghi lại những bức ảnh của ông lúc sinh thời, đến khi ông qua đời…

Khu di tích Đạo Dừa

Đến Cồn Phụng – nhớ tham gia Tát mương bắt cá cực kỳ vui nhộn

Ở đây bạn sẽ được phát cho những bộ đồ bà ba cực dễ thương, và các dụng cụ bắt cá như nôm, vợt. Còn gì thú vị hơn khi về miền Tây xắn quần lội mương, tát nước bắt cá. Không chỉ cho bạn những phút giây trải nghiệm hồi hộp, gay cấn khi “tranh đấu” cùng với những con cá lóc, cá rô, cá trê… mà còn tạo nên tinh thần đồng đội, tập thể gắn kết các bạn lại với nhau.

Sau khi kết thúc màn bắt cá là tới phần chế biến và thưởng thức. Nếu kiên trì, “chiến lợi phẩm” của bạn sẽ là một rổ cá đầy ắp. Thường ở đây đầu bếp sẽ chế biến những con cá mà bạn vừa bắt được. Nhưng nếu khéo léo “kì kèo” người ta sẽ cho các bạn tự nướng, như vậy thích hơn nhiều!

Chế biến cá lóc nướng trui ngay tại chỗ

Ngoài ra, bạn cò tham quan khu nuôi ong lấy mật, cơ sở sản xuất kẹo dừa, nơi làm đồ thủ công mỹ nghệ từ dừa và hài trái cây trong miệt vườn. Xong rồi thì thưởng thức luôn và nghe Đờn ca Tài tử Nam bộ. Hơn thế nữa là trò chơi câu cá sấu rất được “ưa chuộng” vì mức độ giật gân. Đến đây, Du khách thật sự được gần gũi với  thiên nhiên cùng khám phá cuộc sống dân dã miệt vườn của người dân địa phương, tham gia các thú vui dân gian như : câu cá giải trí, câu cá sấu, be mương bắt cá, chèo thuyền, các trò chơi dân gian sông nước, tắm sông, đi xe đạp, đi xe ngựa trên đường làng, tham quan vườn trái cây, chiêm ngưỡng nét đẹp quyến rũ của vùng đất Tứ linh “Long – Lân – Quy – Phụng ”. 

Nghe đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử Nam bộ từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng đại diện nơi đây. Những câu hò từ những lời ru con đến những tiếng đờn vang bên những sân vườn hay dưới bóng cây ở miền Tây.

Đến với Cồn Phụng bạn sẽ được thưởng thức nét văn hóa thú vị này của người miền Tây. Những cô chú ca sĩ với giọng ca tuyệt vời thể hiện những bài hát vọng cổ kinh điển. Đặc biệt bạn cũng có thể yêu cầu những bài hát mà mình thích hay cũng có thể đăng ký hát

Nghe những nghệ sĩ hát đờn ca tài tử Nam bộ

Ngồi xuồng ba lá khám phá kênh rạch

Đây là đặc trưng mà mình thích nhất khi du lịch miền Tây ở đây. Ngồi những chiếc xuồng ba lá, đội thêm chiếc nón lá đi xuyên qua những con kênh rạch. Hai bên là những hàng dừa tuyệt vời vô cùng. Ngồi và nghe những cô chú hay chị lái đò nói về chuyện đời, chuyện nghề khá thú vị. Đa phần các cô chú người miền Tây nên khá thoải mái bắt chuyện. Những câu chuyện đó luôn mang nét hấp dẫn riêng khi được nghe.

Khách du lịch ngồi xuồng ba lá khám phá sông nước

Chia sẻ:
Có thể bạn thích
Ưu đãi 10% - Đặt phòng ngay

Ưu đãi 10% - Đặt phòng ngay

Tri ân khách hàng, nhà khách - khách sạn Công Đoàn mang đến cho quý khách hàng chương trình giảm giá 10% cho TOÀN BỘ CÁC PHÒNG.

Xem thêm
Cẩm nang du lịch TP. Hồ Chí Minh

Cẩm nang du lịch TP. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Sài Gòn – TP.HCM cũng là một trung tâm du lịch lớn, với các di tích lịch sử và bảo tàng ghi lại dấu ấn thời chiến tranh chống Pháp và Mỹ.

Xem thêm
Du lịch Đà Lạt nên ăn món gì, ở đâu?

Du lịch Đà Lạt nên ăn món gì, ở đâu?

Đến với Đà Lạt không phải chỉ có những điểm tham quan đẹp mà còn mê mệt với những món ăn ẩm thực nổi tiếng đặc trưng của vùng đất này.

Xem thêm